Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Chế độ ăn cho người bệnh gút

Gút là một bệnh dạng thấp gây đau do lượng axit uric cao trong máu. Trong khi sự mất cân bằng trong bài tiết ở thận có thể gây bệnh gút, thì một số loại thực phẩm chứa nhiều purin cũng là tác nhân gây bệnh. Nếu bạn được chẩn đoán bị gút, hãy tuân theo những lời khuyên về chế độ ăn uống dưới đây của các bác sĩ dinh dưỡng:

Tránh hoàn toàn đồ uống có cồn

Bạn cần tránh hoàn toàn đồ uống có cồn như rượu khi bị gút. Rượu khiến thận bài tiết cồn thay vì axit uric, làm tăng hàm lượng axit uric trong máu dẫn tới cơn gút. Bia chứa nhiều purin và do vậy có mối liên quan mạnh mẽ với gút. Hàm lượng cồn và men bia trong bia cũng có thể là tác nhân gây gút.

Hạn chế dùng nước ngọt và nước ép đóng hộp

Bạn cũng cần hạn chế uống nước ngọt và nước ép trái cây đóng sẵn vì chúng được làm ngọt bằng siro bắp với hàm lượng fructose cao. Một nghiên cứu công bố trên tờ Journal of American Medical Association chỉ ra rằng siro bắp dẫn tới tăng nguy cơ gút.

Không ăn protein động vật

Protein động vật chứa nhiều purin, tiền thân của bệnh gút. Nó cũng có thể khiến bạn bài tiết nhiều axit uric, tác nhân gây bệnh gút. Vì vậy, bạn cần hạn chế ăn thịt bò, thịt lợn và thịt cừu. Ăn nhiều hải sản cũng có liên quan tới nguy cơ bệnh gút cao hơn. Ngoài ra, ăn quá nhiều protein từ động vật cũng có thể dẫn tới ung thư.

Ăn nhiều protein thực vật hơn

Các protein thực vật như các loại đậu có thể rất tốt cho bạn nếu bạn đang bị gút. Chúng chứa ít purin và việc biến chúng trở thành thành phần chính trong chế độ ăn sẽ giúp tránh các purin trong protein động vật.

Hạt hướng dương và hạt lanh là 2 nguồn protein thực vật chứa ít purin nhất.

Lựa chọn sữa ít béo

Quá nhiều chất béo no trong chế độ ăn có thể làm giảm khả năng loại bỏ axit uric. Vì vậy bạn cần cắt giảm chất béo bão hòa như các sản phẩm sữa nhiều chất béo. Hãy lựa chọn các sản phẩm sữa ít béo như sữa tách kem, sữa chua ít béo vì chúng có liên quan với giảm lượng axit uric.

Ăn nhiều quả anh đào

Ăn nhiều quả anh đào có thể ức chế enzym gây viêm, cũng như giảm lượng axit uric trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y, ĐH boston đã thực hiện một nghiên cứu và phát hiện ra rằng ăn ít nhất là 10 quả anh đào mỗi ngày giúp bảo vệ chống lại cơn gút tái phát.

BS Cẩm Tú

(Theo THS/ Univadis)

Phòng tránh loãng xương tuổi mãn kinh

Mẹ cháu năm nay 51 tuổi, vừa rồi bị vấp cầu thang ngã bị gãy xương cổ tay phải đeo nẹp cố định, bác sĩ kết luận nguyên nhân do bị loãng xương. Xin quý báo cho biết cách phòng tránh căn bệnh này.

Nguyễn Hải Anh(Vũng Tàu)

Bệnh loãng xương là bệnh lý làm xương yếu dần và gây hậu quả xương giòn và dễ gãy. Nếu bị loãng xương thì nguy cơ bị gãy xương đặc biệt là gãy cổ xương đùi, cột sống và cổ tay rất dễ xảy ra. Ở độ tuổi của mẹ cháu, loãng xương hoàn toàn có thể xảy ra. Đó là do cơ thể đang trải qua thời kỳ mãn kinh. Thay đổi chính trong thời kỳ này là lượng hormon estrogen giảm mạnh. Khi lượng estrogen giảm sẽ làm xương mất nhanh hơn. Thực tế là trong vòng 5 năm đầu tiên sau mãn kinh, một số phụ nữ vẫn có thể mất tới 25% trọng lượng xương của cơ thể và làm cho xương yếu và giòn.

Mãn kinh là nguyên nhân thường gặp nhất gây loãng xương; nguyên nhân tiếp theo có thể do phải phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng (nơi sản xuất estrogen). Tuy nhiên, mất xương cũng có thể do bệnh khác hoặc các tác nhân khác như dùng corticoid quá liều và kéo dài, ít vận động cơ, hàm lượng canxi thấp trong khẩu phần ăn...

Để đề phòng chứng loãng xương, mẹ cháu nên bổ sung canxi trong chế độ ăn hằng ngày như: hải sản, sữa... Tập luyện thường xuyên nhẹ nhàng các môn thể dục như đi bộ, chạy... để giúp tăng độ bền của xương... Để chữa trị chứng loãng xương, mẹ cháu cần đến bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được tư vấn dùng thuốc, cách tập luyện cũng như ăn uống hợp lý.

BS. Ngọc Lan

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Lý do không nên hôn môi trẻ

Khi hôn môi, nước bọt của một người có thể truyền sang người khác từ đó có thể truyền bệnh. Hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt nên trẻ dễ bị lây bệnh.

Dưới đây là những nguy cơ có thể xảy ra khi hôn môi trẻ

EBV là loại vi-rút mụn giộp có thể truyền sang người khác qua hôn. Vấn đề là loại vi-rút này sẽ ở lại trong cơ thể người suốt đời.

Ly-do-khong-nen-hon-moi-tre

Sau khi được hôn, nếu trẻ có các triệu chứng như sốt, đau họng, mệt và yếu thì nó có thể là do bệnh lây qua hôn. Bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Ngay cả cúm cũng có thể lây từ người lớn sang trẻ em qua một nụ hôn nhẹ. Các triệu chứng gồm loét họng, sốt, đau đầu và đau cơ.

Viêm màng não do vi-rút là bệnh truyền nhiễm và có thể ảnh hưởng tới tất cả các bộ phận của cơ thể. Sốt, buồn nôn, ớn lạnh, lú lẫn, đau cổ, đau đầu là một số triệu chứng nhiễm bệnh.

Vi-rút cytomegalo viết tắt là CMV cũng là bệnh có thể lây qua nước bọt và nó tồn tại trong cơ thể nhiều năm.

BS. Tuyết Mai/Univadis

(theo Boldsky)

Thuốc hay chữa chứng đau đầu ở phụ nữ sau sinh

Theo y học cổ truyền, chứng đau đầu ở phụ sản sau sinh có bệnh danh “đầu đông”. Bệnh thường gặp ở phụ nữ sức yếu, sinh con sau 35 tuổi, nghiện ma túy, rượu, thuốc lá hoặc mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn đông máu... Trong quá trình sinh đẻ bị mất sức, mất máu lại cảm nhiễm phong tà hoặc huyết hôi có tích độc trong cơ thể bốc lên phía trên cũng gây bệnh nhức đầu.

Nếu bệnh do huyết ra nhiều quá thì thỉnh thoảng đầu lại nhức, sáng nhẹ chiều nặng, lúc đau lúc đỡ; hai bên thái dương đau, xương mí mắt cũng đau, sắc mặt vàng, người không nóng, không lạnh. Bệnh để lâu không chữa ngay thì người yếu lại càng yếu thêm, bệnh nhức đầu mãi mãi không khỏi, thành bệnh đầu phong.

Nếu bệnh do huyết hôi ứ đọng thì nhức đầu cũng sáng nhẹ chiều nặng, lúc đau lúc đỡ; nhưng thái dương và mí mắt không đau, người vẫn như thường, không gầy yếu lắm, trong bụng đầy và đau. Bệnh để lâu không chữa ngay thì đầu cứ nhức mãi, bệnh ngày càng nặng thêm, đột nhiên ngã nhào, chân tay co quắp, thành bệnh trúng phong.

Hồng táo là vị thuốc trong bài “Bát trân thang” tác dụng bổ khí huyết, rất tốt cho chị em sau khi sinh bị đau đầu.

Một số bài thuốc trị bệnh:

Bệnh do huyết ra quá nhiều, dùng bài: nhân sâm 12g, bạch linh 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, thục địa 12g, xuyên khung 12g, cam thảo 12g, gừng tươi 3 lát, hồng táo 3 quả, mạn kinh tử 12g. Sắc 6 bát còn 2 bát, chia uống 2 lần.

Nếu thái dương, mí mắt không đau tức là không có ngoại phong, dùng bài: nhân sâm 12g, bạch linh 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, thục địa 12g, xuyên khung 24g, cam thảo 12g, gừng tươi 3 lát, hồng táo 3 quả.

Bệnh do huyết hôi ứ đọng mà sinh ra, dùng bài: xuyên khung 8g, đương quy 120g. Tán bột, mỗi lần uống 10g, sắc với 1 bát nước và 2 chén rượu, lấy nửa bát uống nóng 1 lần.

Nếu thái dương và mí mắt cũng đau là có ngoại phong, dùng bài: xuyên khung 8g, đương quy 120g, mạn kinh tử 120g. Tán bột, mỗi lần uống 10g, sắc với 1 bát nước và 2 chén rượu, lấy nửa bát uống nóng 1 lần.

Lưu ý: Chị em nên kiêng ăn các thức ăn (hay động phong) như thịt gà, ngan, dê, cua, cá bể, cũng như những món bổ béo và thức ăn cay, nóng, thơm, hay kích thích như hồ tiêu, cà phê... Bệnh tuy khỏi nhưng người khí huyết đều hư, sắc mặt vàng nhợt, tinh thần mệt mỏi, nên cho dùng hằng ngày bài thuốc “Bát trân thang”: nhân sâm 8g, bạch linh 12g, thục địa 12g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, cam thảo 8g, đương quy 12g, hồng táo 5 quả, sinh khương 5 lát. Sắc uống ngày 1 thang.

TS. Nguyễn Đức Quang

Bảo vệ hệ thần kinh ở trẻ sinh non

(Tiếp theo kỳ trước)

Ngăn ngừa sinh non vẫn là một thách thức mang tính toàn cầu của lĩnh vực sản khoa trong thế kỷ 21. Mặt khác, do tỉ lệ sinh non hiện khá ổn định trên toàn thế giới cùng với những cải thiện vượt bậc giúp tăng tỉ lệ nuôi sống trẻ sinh non, chúng ta cần phải tập trung vào việc ngăn ngừa các di chứng của sinh non.

Sinh lý bệnh của sinh non và tổn thương não chu sinh

Từ năm 1950 đã có những báo cáo cho thấy sinh non có mối liên quan mạnh với nhiễm trùng ối với các mẫu cấy nước ối dương tính được ghi nhận ở 20 - 30% sản phụ sinh non. Mặt khác, tuổi thai và nhiễm trùng ối có tương quan nghịch. Hơn 85% các ca sinh non trước 28 tuần tuổi thai có dấu hiệu nhiễm trùng ối về mặt mô học. Tình trạng viêm ở mẹ, xác định bởi sự gia tăng interleukin 6 trong dịch ối, sẽ gây nên những tác động có hại trong thời kỳ chu sinh. Khi có nhiễm trùng ối, bào thai cũng có thể phát triển đáp ứng viêm dẫn đến những tổn thương thần kinh. Hội chứng đáp ứng viêm bào thai, đặc trưng bởi sự gia tăng interleukin 6 trong huyết tương bào thai, có liên quan với bệnh cảnh nhuyễn chất trắng quanh não thất.

Nhuyễn chất trắng quanh não thất có 2 dạng tổn thương: khu trú và lan tỏa. Dạng khu trú đặc trưng với tổn thương hoại tử gây mất tất cả các thành phần tế bào trong chất trắng quanh não thất lớp sâu, dẫn đến bệnh lý nang. Trong khi đó, dạng lan tỏa lại đặc trưng bằng tổn thương mất các oligodendrocyte (tế bào thần kinh đệm ít gai) đang phát triển, gia tăng bất thường số lượng astrocyte (sao bào) và microglia đưa đến những tổn thương chất trắng lan tỏa. Thiếu máu cục bộ hoặc tình trạng viêm có thể dẫn đến hoạt hóa microglia, gây độc tế bào do kích thích quá mức và stress oxy hóa.

Bảo vệ hệ thần kinh ở trẻ sinh nonSơ đồ tế bào gốc trung mô giúp phục hồi tổn thương thần kinh sau tổn thương thiếu máu cục bộ-thiếu oxy ở trẻ sơ sinh (MSC: Mesenchymal Stem Cell tế bào gốc trung mô; NPC: Neural Stem Cell tế bào gốc dòng tế bào thần kinh)

Các tổn thương thần kinh trong giai đoạn chu sinh xảy ra không chỉ bởi tổn thương chất trắng mà còn do tổn thương chính các tế bào thần kinh, các bất thường tại vỏ não, đồi thị và hạch nền đã được ghi nhận. Tổn thương sợi trục và tế bào thần kinh lan rộng thường đi cùng với tổn thương chất trắng và là nguyên nhân tiềm ẩn đưa đến các di chứng thần kinh.

Hiệu quả bảo vệ hệ thần kinh của progesterone

Đã có những chứng cớ chứng tỏ hiệu quả của progesterone trong việc ngăn ngừa sinh non. Thú vị hơn nữa, progesterone cũng cho thấy lợi ích trong việc bảo vệ hệ thần kinh cho trẻ.

Progesterone và đặc biệt là alloprenanolone (một dẫn xuất của progesterone) có vai trò quan trọng trong tăng trưởng não; tăng khả năng sống của tế bào thần kinh đệm, tế bào thần kinh và có khả năng sửa chữa các tế bào này sau tổn thương. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào khảo sát hiệu quả của progesterone trong ngăn ngừa bại não, allopregnanolone đã cho thấy hiệu quả bảo vệ hệ thần kinh qua thực nghiệm trên mô hình động vật sinh ngạt đủ tháng. Thêm vào đó, các thử nghiệm trên động vật bị tổn thương chất trắng đã chứng tỏ progesterone có khả năng làm giảm viêm và tăng hình thành vỏ myelin. Chính vì mất các tế bào tiền thân của oligodendrocyte do viêm có thể đưa đến tổn thương chất trắng và bại não, progesterone có thể được sử dụng để bảo vệ thần kinh trong giai đoạn chu sinh thông qua tác dụng giảm viêm. Tuy nhiên, liệu tác động của progesterone trong việc ngăn ngừa sinh non có độc lập với vai trò trên bại não hay không vẫn chưa được biết rõ.

Hiệu quả bảo vệ hệ thần kinh của corticosteroid

Điều trị corticosteroid trước sinh ban đầu nhằm làm giảm tình trạng suy hô hấp ở trẻ sinh non. Tuy nhiên, theo thời gian, các lợi điểm khác của corticosteroid dần dần được nhận ra. Vào năm 1995, Viện Sức khỏe Quốc gia (National Institutes of Health - NIH) và Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (American College of Obstetricians and Gynecologists - ACOG) đã thống nhất khuyến cáo dùng corticosteroid trong phòng ngừa hội chứng suy hô hấp, xuất huyết trong não thất và tử vong sơ sinh.

Bảo vệ hệ thần kinh ở trẻ sinh non

Một số nghiên cứu, thông qua đánh giá bằng siêu âm, đã chứng tỏ steroid làm giảm tỉ lệ xuất huyết trong não thất ở trẻ. Thêm vào đó, còn có những chứng cớ cho thấy corticosteroid làm giảm tỉ lệ nhuyễn chất trắng quanh não thất. Sự giảm tỉ lệ cả hai tình trạng trên đều dẫn đến sự cải thiện tiên lượng về phát triển thần kinh.

Hướng dẫn của NIH-ACOG ban đầu khuyến cáo sử dụng steroid trong khoảng 24 - 34 tuần tuổi thai với những sản phụ được dự đoán sẽ sinh non. Thế nhưng khi ngưỡng sống sót của trẻ sinh non được cải thiện, steroid được xem xét sử dụng ở cả những tuổi thai nhỏ hơn. Dựa vào các dữ liệu gần đây, việc sử dụng steroid để cải thiện tỉ lệ sống còn và bảo vệ hệ thần kinh được chấp nhận ở tuần thứ 23 của thai kỳ song song với việc tham vấn cho sản phụ về khả năng cần hồi sức trẻ.

Hiệu quả bảo vệ thần kinh của magnesium sulfate

Hiện nay, các thuốc có hiệu quả bảo vệ hệ thần kinh được sử dụng trên lâm sàng chỉ bao gồm corticosteroid và magnesium sulfate. Mặc dù hiệu quả của corticosteroid trước sinh đã được xác nhận một cách rõ ràng, hiệu quả của magnesium sulfate vẫn chưa được hiểu rõ. Một nghiên cứu ca - chứng công bố năm 1995 lần đầu tiên đã báo cáo rằng magnesium sulfate có thể giúp ngăn ngừa bại não. Nghiên cứu bao gồm 2 nhóm: nhóm đầu gồm các trẻ có cân nặng khi sinh rất thấp (< 1.500g) với tuổi thai trung bình 28,9 tuần tuổi, bị bại não trung bình-nặng và sống hơn 3 năm; nhóm 2 là nhóm chứng bao gồm các trẻ có cân nặng lúc sinh rất thấp được lựa chọn ngẫu nhiên với tuổi thai trung bình 28,4 tuần. Cả hai nhóm được phân chia tùy thuộc vào sự tiếp xúc với magnesium sulfate trước sinh. Kết quả cho thấy trẻ có tiếp xúc với magnesium sulfate có tỉ lệ bại não thấp hơn nhóm chứng (tỉ số chênh 0,14).

Các quan điểm về sử dụng magnesium sulfate:

Tuy lợi điểm magnesium sulfate trong bảo vệ thần kinh cho trẻ đã được chứng tỏ, mối quan tâm hàng đầu hiện nay chính là độ an toàn của magnesium sulfate, đặc biệt trong các trường hợp sinh non. Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng magnesium sulfate ở tuổi thai sớm có thể làm tăng tỉ lệ tử vong cho trẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều gặp một số hạn chế trong thiết kế nghiên cứu và lý giải kết quả. Mặt khác, có những nghiên cứu cũng đã chỉ ra magnesium sulfate có thể gây bất thường trong phát triển hệ xương của bào thai. Cũng chính vì điều này, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phải thay đổi phân loại magnesium sulfate từ nhóm A (bao gồm những thuốc đã được chứng tỏ không có nguy cơ gây hại cho bào thai) sang nhóm D (những thuốc có bằng chứng cho thấy khả năng gây hại cho bào thai, tuy nhiên, có thể cân nhắc sử dụng khi cần thiết).

Tóm lại, dựa trên các dữ liệu hiện có, FDA kết luận rằng nên tránh sử dụng liên tục magnesium sulfate kéo dài hơn 5 - 7 ngày. Liều và thời gian ngưỡng mà vượt qua mức đó có thể gây tổn thương cho bào thai hiện vẫn chưa được biết rõ.

Magnesium và cơ chế hoạt động:

Hiệu quả bảo vệ thần kinh của magnesium sulfate liên quan khả năng hoạt động như một chất đối vận theo cơ chế không cạnh tranh với thụ thể NMDA. Sự hiện diện của thụ thể NMDA trên các tế bào tiền thân của oligodendrocyte làm tăng độ nhạy cảm của các tế bào này đối với tình trạng độc tế bào thần kinh do kích thích quá mức bởi glutamate. Do đó, magnesium sulfate có thể phần nào ngăn ngừa tình trạng gây độc tế bào thần kinh. Ngoài ra, magnesium sulfate cũng ngăn ngừa sự chết tế bào thần kinh.

Một số nghiên cứu ủng hộ sử dụng magnesium sulfate đã cho thấy điều trị magnesium sulfate giúp giảm tỉ lệ tử vong, bại não, rối loạn chức năng vận động thô, rối loạn chức năng nhận thức ở trẻ sinh non.

Phác đồ:

Một số các hướng dẫn thực hành lâm sàng liên quan sử dụng magnesium sulfate với mục tiêu bảo vệ hệ thần kinh cho trẻ sinh non được tóm tắt trong bảng. Nhìn chung, mặc dù có sự thống nhất về liều dùng nhưng vẫn còn sự khác biệt về thời điểm điều trị giữa các hướng dẫn. ACOG không đưa ra một hướng dẫn chuyên biệt về liều cũng như tuổi thai bắt đầu điều trị magnesium sulfate.

Bảo vệ hệ thần kinh ở trẻ sinh non

Vẫn cần thêm những nghiên cứu về hiệu quả cũng như độ an toàn của magnesium sulfate đối với trẻ sinh non để có thể đi đến một hướng dẫn điều trị thống nhất. Trong các trường hợp sinh non theo kế hoạch tính trước, magnesium sulfate nên được khởi đầu ở pha hoạt động của chuyển dạ hoặc trước cuộc mổ bắt con ít nhất 2 giờ đồng hồ.

Một số điều trị hứa hẹn trong tương lai

N-acetylcysteine:

N-acetylcysteine có đặc tính kháng viêm và kháng oxy hóa - đây là những đặc tính hữu dụng trong ngăn ngừa sinh non và tổn thương não chu sinh. Hiệu quả bảo vệ hệ thần kinh của N-acetylcysteine đã được chứng tỏ trên mô hình động vật sinh non có tổn thương não chu sinh.

Erythropoietin:

Erythropoietin cũng là một thành tố bảo vệ thần kinh đầy hứa hẹn. Cytokine này có một số hoạt động giúp ngăn ngừa bảo vệ tổn thương não ở trẻ sinh non. Erythropoietin giúp giảm số tế bào chết, hoạt động như một thành tố kháng viêm, thúc đẩy quá trình tăng sinh tế bào thần kinh, bảo vệ các oligodendrocyte.

Melatonin:

Melatonin được tổng hợp bên trong cơ thể từ chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Thành tố này có khả năng cao kháng oxy hóa và lọc bỏ các gốc tự do, cũng như có khả năng giảm sự sản xuất các cytokine tiền viêm. Melatonin là một ứng viên sáng giá cho việc bảo vệ hệ thần kinh do có thể xuyên qua các hàng rào sinh lý khá tốt và đến các khoang dưới tế bào.

Tế bào gốc từ máu cuống rốn:

Đây cũng là một phương pháp điều trị đầy hứa hẹn. Máu cuống rốn bao gồm những nhóm tế bào gốc và tế bào đầu dòng khác nhau với khả năng bảo vệ thần kinh. Hai quần thể tế bào đặc biệt, tế bào đầu dòng nội mạc và tế bào gốc trung mô có vai trò hứa hẹn nhất. Các tế bào đầu dòng nội mạc giúp duy trì sự hợp nhất và ổn định mạch máu cũng như đóng vai trò trung gian trong đáp ứng với các tổn thương mạch máu. Trong khi đó, tế bào gốc trung mô là tế bào đa năng giúp đẩy mạnh hồi phục và sửa chữa mô cho cơ thể chủ. Chúng hỗ trợ cho quá trình tái lập myelin, ức chế hiện tượng tế bào chết theo chương trình và ức chế viêm.

Ngăn ngừa sinh non vẫn là một thách thức mang tính toàn cầu của lĩnh vực sản khoa trong thế kỷ 21. Mặt khác, do tỉ lệ sinh non hiện khá ổn định trên toàn thế giới cùng với những cải thiện vượt bậc giúp tăng tỉ lệ nuôi sống trẻ sinh non, chúng ta cần phải tập trung vào việc ngăn ngừa các di chứng của sinh non. Để thành công, vai trò của tình trạng nhiễm trùng và viêm ở trẻ sinh non cùng với các tổn thương não cần được hiểu rõ. Thêm vào đó, vai trò của quá trình gây độc tế bào thần kinh do kích thích quá mức và tổn thương thần kinh cũng cần được hiểu tường tận, đặc biệt khi xem xét tiềm lực của magnesium sulfate và các thành tố khác trong điều trị bảo vệ hệ thần kinh cho trẻ sinh non.

BS. NGUYỄN AN NGHĨA

(Đại học Y Dược TP.HCM)

Mẹo đơn giản trị mắt ngứa, mỏi

Dưa chuột

Sử dụng dưa chuột là một trong những cách hiệu quả để chữa mắt mệt mỏi và ngứa. Nó giúp làm dịu các triệu chứng. Để vào tủ lạnh hai lát dưa chuột, nhắm mắt lại và đắp hai lát dưa lên mắt, giữ một lúc.

Dầu thầu dầu

Dầu thầu dầu là một giải pháp hiệu quả cho rất nhiều vấn đề về mắt. Nhỏ một giọt dầu thầu dầu vào mắt. Để một lúc và rửa sạch mắt bằng nước lạnh. Phương pháp này giúp loại bỏ các chất gây kích ứng cho mắt.

Baking soda

Baking soda (bột nở) có thể cũng được sử dụng để chống lại các nhiễm trùng mắt. Nó giúp mắt chống lại bụi bẩn và vi khuẩn. Pha loãng baking soda với nước. Dùng nước này để rửa mắt thường xuyên khi bị ngứa mắt.

Giấm

Giấm có tính sát trùng và chống vi khuẩn có tác dụng điều trị nhiễm trùng mắt. Pha loãng giấm và rửa mắt ngày 2 lần để giảm ngứa.

Sữa lạnh

Các dưỡng chất có trong sữa rất hiệu quả để loại bỏ tình trạng ngứa mắt. Lấy sữa lạnh, nhúng bông gòn vào sữa. Lăn tròn bông trên mắt. Cách này giúp giảm ngứa.

Khoai tây tươi

Đặt hai lát khoai tây lạnh lên mắt đang nhắm và để một lúc.

BS Cẩm Tú

(Theo Boldsky/Univadis)

5 cách tự nhiên chống cảm lạnh

Mùa đông nhiệt độ giảm và khả năng miễn dịch của cơ thể cũng giảm đi, nhiều người dễ bị cảm lạnh. Tuy nhiên, có những cách đơn giản để đề phòng cảm lạnh trong mùa đông.

Uống nước

Mặc dù bạn không khát nước nhưng cơ thể vẫn cần nước. Tăng lượng nước uống có thể giúp chất nhầy trong mũi nhiều hơn và giảm nghẹt mũi. Nên uống trà không chứa caffeine, nước trái cây và đặc biệt cần tránh rượu, cà phê, hay nước soda bởi những đồ uống này làm cho vi khuẩn ở mũi phát triển, dẫn đến nhiễm trùng và mưng mủ.

Mật ong

Mật ong rất hiệu quả trong việc giảm ho, giúp kháng khuẩn và chống oxi hóa, làm dịu cổ họng khi bị kích thích. Mật ong có thể pha với trà nóng có tác dụng thông mũi.

Tắm nước nóng

Virus cảm lạnh phát triển mạnh khi mũi khô. Chính vì vậy vào mùa đông, không khí ngoài trời và trong nhà đều khô hanh, tạo điều kiện bệnh cảm lạnh gia tăng. Khi tắm nước nóng, hơi nước nóng như một loại thuốc giúp thông mũi và giữ độ ẩm cho mũi.

Súp gà

Các nhà khoa học đã khẳng định súp gà rất tốt cho người bị cảm lạnh. Một bát súp gà nóng với: khoai tây, hành tây, thịt gà, cà rốt, củ cải, rau mùi chính là phương thuốc hữu hiệu nhất đánh bại chứng cảm lạnh. Nước dùng gà có tác dụng giảm tắc nghẽn mũi, tăng lượng chất nhầy. Nếu không chế biến được súp gà, bạn có thể lấy nước luộc gà nấu cháo hay miến cũng rất hiệu quả.

Hít hơi nước nóng

Theo các nhà nghiên cứu, virus gây cảm cúm có khả năng chịu được lạnh nhưng không chịu được nóng. Hơi nóng nước muối không chỉ dưỡng ẩm cho mũi mà còn giúp làm sạch khoang mũi và tiêu diệt vi khuẩn bám trong khoang mũi. Bạn hãy rót nước sôi pha muối vào chiếc cốc, sau đó đưa mũi lên gần thành cốc và hít hơi nóng bốc lên. Bạn nên hít cho đến khi nước bay hết hơi nóng và mỗi ngày làm như vậy khoảng 3-5 lần.

Theo ANTĐ

Chế độ ăn cho người bệnh gút

Gút là một bệnh dạng thấp gây đau do lượng axit uric cao trong máu. Trong khi sự mất cân bằng trong bài tiết ở thận có thể gây bệnh gút, thì...